Tên nghề: CẮT GỌT KIM LOẠI

Trình độ đào tạo: Sơ cấp

Đối tượng tuyển sinh: Có sức khỏe, trình độ học vấn phù hợp với nghề Cắt gọt kim loại

Số lượng môn học, mô – đun đào tạo: 05

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp

 

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

   1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp:

  • Kiến thức:

          – Thể hiện được các loại kích thước và độ chính xác về kích thước như: Đặc tính của lắp ghép, sai số về hình dáng hình học và vị trí, độ nhám bề mặt; chuỗi kích thước. Hoàn toàn có thể chuyển hóa được các ký hiệu dung sai thành các kích thước tương ứng để gia công.

          – Hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc, cách đo, đọc kích th­ước và hiệu chỉnh các loại panme, đồng hồ so, thư­ớc đo góc vạn năng, th­ước cặp, …

          – Đọc và phân tích đư­ợc bản vẽ (với ba hình chiếu, có mặt cắt, có cắt trích, …); lập đư­ợc các bản vẽ đơn giản.

          – Hiểu rõ kết cấu của các chi tiết, các cụm máy và các đ­ường truyền động của máy.

          – Trang bị kiến thức chung nhất về máy cắt, đồ gá, dao cắt, quy trình công nghệ, chế độ cắt, dung dịch làm nguội.

          – Hiểu được đặc tính kỹ thuật, cấu tạo, nguyên lý làm việc, phư­ơng pháp sử dụng và bảo quản các loại máy cắt kim loại, các dụng cụ: gá, cắt, kiểm tra.

          – Trình bày được các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục trong quá trình gia công.

  • Kỹ năng:

          – Thực hiện các biện pháp an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp.

          – Sử dụng thành thạo các dụng cụ cắt cầm tay như­: Đục, giũa các mặt phẳng, khoan lỗ, cắt ren bằng bàn ren, ta rô, c­ưa tay.

           – Sử dụng được các loại máy tiện vạn năng, máy phay, máy bào xọc, máy mài, máy mài hai đá, máy doa, máy khoan bàn.

           – Phát hiện và sửa chữa đ­ược các sai hỏng thông th­ường của máy, đồ gá và vật gia công.

           – Chế tạo và mài đ­ược các dụng cụ cắt đơn giản.

           – Tiện đ­ược các chi tiết có mặt trụ trơn, bậc, mặt côn, ren tam giác, ren truyền động các hệ ngoài và trong; tiện chi tiết định hình.

           – Phay đ­ược các dạng mặt phẳng, góc, rãnh, bánh răng trụ răng thẳng, bánh răng trụ răng nghiêng, thanh răng và mặt định hình.

  • Thái độ nghề nghiệp:

           – Cẩn thận và trách nhiệm trong công việc.

           – Tổ chức nơi làm làm việc khoa học.

           – Có tinh thần cầu tiến làm việc theo nhóm và làm việc độc lập.

           – Có trách nhiệm, thái độ ứng xử, giải quyết vấn đề nghiệp vụ hợp lý.

           – Có sức khoẻ, lòng yêu nghề, có ý thức với cộng đồng và xã hội.

           – Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị, vệ sinh công nghiệp.

   2. Vị trí làm việc sau tốt nghiệp:

          – Kỹ thuật viên làm việc trực tiếp sản xuất trên các máy công cụ, trong các dây chuyền sản xuất của các nhà máy, phân xưởng cơ khí.

          – Có thể tự tạo dịch vụ và công việc trong lĩnh vực liên quan đến nghề nghiệp.

 

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

   1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

          – Thời gian đào tạo: 3 tháng;

          – Thời gian học tập: 11 tuần;

          – Thời gian thực học tối thiểu: 350 giờ.

   2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

          – Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 350 giờ;

          – Thời gian học lý thuyết: 60 giờ; Thời gian học thực hành: 290 giờ.

 

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ – ĐUN ĐÀO TẠO:

 

ĐĂNG KÝ HỌC

Liên hệ
Họ & Tên
Họ & Tên
Họ
Tên