Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển và hoạt động sản xuất không ngừng mở rộng, tai nạn lao động vẫn là vấn đề nhức nhối, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng người lao động và đặt ra nhiều trách nhiệm pháp lý, đạo đức cho doanh nghiệp. Mỗi vụ tai nạn không chỉ gây tổn thất cho cá nhân mà còn phản ánh mức độ an toàn trong môi trường làm việc. Để bảo vệ người lao động “tài sản quan trọng nhất của doanh nghiệp”, việc hiểu rõ các loại tai nạn lao động và trách nhiệm xử lý khi sự cố xảy ra là điều cần thiết. Dựa trên Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 và Nghị định 39/2016/NĐ-CP, bài viết này sẽ phân tích chi tiết về cách phân loại tai nạn lao động và những nghĩa vụ doanh nghiệp phải thực hiện khi tai nạn xảy ra.

 

Huấn luyện An toàn, vệ sinh lao động là trách nhiệm pháp lý của mỗi doanh nghiệp

 

Tai nạn lao động là gì?

Theo Khoản 8, Điều 3, Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

 

Phân loại tai nạn lao động ?

Việc phân loại tai nạn lao động là một trong những bước quan trọng trong công tác đảm bảo an toàn lao động tại các doanh nghiệp. Điều này giúp các cơ quan chức năng và doanh nghiệp đánh giá đúng mức độ nghiêm trọng của từng sự cố, từ đó áp dụng các biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả. Theo Điều 9, Nghị định 39/2016/NĐ-CP, tai nạn lao động được phân thành ba loại như sau:

1. Tai nạn lao động làm chết người lao động (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động chết người): là tai nạn lao động mà người lao động bị chết thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Chết tại nơi xảy ra tai nạn;

b) Chết trên đường đi cấp cứu hoặc trong thời gian cấp cứu;

c) Chết trong thời gian Điều trị hoặc chết do tái phát của vết thương do tai nạn lao động gây ra theo kết luận tại biên bản giám định pháp y;

d) Người lao động được tuyên bố chết theo kết luận của Tòa án đối với trường hợp mất tích.

2. Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nặng (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động nặng): là tai nạn lao động làm người lao động bị ít nhất một trong những chấn thương được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nhẹ (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động nhẹ) : là tai nạn lao động không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

 

Phân loại tai nạn lao động

 

Trách nhiệm của doanh nghiệp ?

Trong quá trình lao động, người lao động có thể gặp rủi ro về tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp. Để bảo đảm quyền lợi và an toàn cho người lao động, Nghị định 39/2016/NĐ-CP đã quy định rõ trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc hỗ trợ, bồi thường và sắp xếp công việc phù hợp cho người lao động không may gặp sự cố.

 

Theo Điều 18 của Nghị định này, người sử dụng lao động tại cơ sở xảy ra tai nạn lao động có các trách nhiệm sau:

1. Kịp thời tổ chức sơ cứu, cấp cứu người bị nạn.

2. Khai báo tai nạn lao động theo quy định tại Điều 10 Nghị định này.

3. Giữ nguyên hiện trường vụ tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng theo nguyên tắc sau đây:

a) Trường hợp phải cấp cứu người bị nạn, ngăn chặn những rủi ro, thiệt hại có thể xảy ra cho người khác mà làm xáo trộn hiện trường thì người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn lao động phải có trách nhiệm vẽ lại sơ đồ hiện trường, lập biên bản, chụp ảnh, quay phim hiện trường (nếu có thể);

b) Chỉ được xóa bỏ hiện trường và mai táng tử thi (nếu có) sau khi đã hoàn thành các bước Điều tra theo quy định của Nghị định này và được sự đồng ý bằng văn bản của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh hoặc cơ quan công an.

4. Cung cấp ngay tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn theo yêu cầu của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp trên và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những tài liệu, đồ vật, phương tiện đó.

5. Tạo Điều kiện cho người lao động liên quan đến vụ tai nạn cung cấp thông tin cho Đoàn Điều tra tai nạn lao động khi được yêu cầu.

6. Thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở để Điều tra các vụ tai nạn lao động thuộc thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động và Khoản 1 Điều 11 Nghị định này.

7. Thông báo đầy đủ thông tin liên quan về tai nạn lao động tới tất cả người lao động thuộc cơ sở của mình.

8. Hoàn chỉnh hồ sơ và lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động cho người lao động trong thời gian như sau:

a) 15 năm đối với vụ tai nạn lao động chết người;

b) Đến khi người bị tai nạn lao động nghỉ hưu đối với vụ tai nạn lao động khác.

9. Thanh toán các Khoản chi phí phục vụ cho việc Điều tra tai nạn lao động kể cả việc Điều tra lại tai nạn lao động theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 27 Nghị định này, trừ trường hợp tai nạn lao động được Điều tra lại theo yêu cầu của cơ quan Bảo hiểm xã hội.

10. Thực hiện các biện pháp khắc phục và giải quyết hậu quả do tai nạn lao động gây ra; tổ chức rút kinh nghiệm; thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện các kiến nghị ghi trong biên bản Điều tra tai nạn lao động; xử lý theo thẩm quyền những người có lỗi để xảy ra tai nạn lao động.

 

Tai nạn lao động tại doanh nghiệp

 

Việc phân loại tai nạn lao động đóng vai trò quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp đánh giá một cách chính xác mức độ nghiêm trọng của sự cố, từ đó có thể đưa ra các biện pháp xử lý thích hợp và kịp thời. Trách nhiệm của doanh nghiệp không chỉ giới hạn ở việc bồi thường cho người lao động sau tai nạn, mà còn phải đảm bảo sự chăm sóc sức khỏe lâu dài, hỗ trợ họ phục hồi nhanh chóng để tiếp tục công việc một cách hiệu quả. Hơn nữa, doanh nghiệp cần tạo ra một môi trường làm việc an toàn, nơi mà mỗi người lao động đều được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để tự bảo vệ bản thân khỏi các nguy cơ tai nạn. Chính vì vậy, việc tham gia các khóa Huấn luyện An toàn vệ sinh lao động tại các trung tâm uy tín là bước đi thiết yếu trong việc xây dựng một môi trường làm việc an toàn và bền vững. Bảo vệ tính mạng và sức khỏe người lao động không chỉ là nghĩa vụ của doanh nghiệp mà còn là yếu tố quyết định sự phát triển ổn định và bền vững trong tương lai.

 

Lớp Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

 

Liên hệ  với chúng tôi để được tư vấn các khóa Huấn luyện An toàn vệ sinh lao động.

Trung tâm Đào tạo theo nhu cầu xã hội, Trường Cao đẳng Công Thương miền Trung.

Hotline: 0257.350.1179

Địa chỉ: 261 Nguyễn Tất Thành, P2, TP. Tuy Hòa, Phú Yên

Email: tsd.mitc@gmail.com

Thành Hoan

Đăng ký khóa Huấn luyện An toàn vệ sinh lao động tại đây!

Liên hệ
Họ & Tên
Họ & Tên
Họ
Tên