Kỹ thuật viên lắp đặt hệ thống âm thanh, ánh sáng, hình ảnh là người quyết định chất lượng âm thanh, ánh sáng, hình ảnh của sự kiện. Với các sự kiện âm nhạc, có 3 yếu tố làm nên 1 chương trình hay đó là: Giọng hát của ca sĩ, Thiết bị loa đài hiện đại và kỹ thuật viên điều chỉnh. Mỗi người sẽ có giọng hát khác nhau, người giọng mỏng, yếu, ngoại hình khác nhau… Do đó, nhiệm vụ của kỹ thuật viên lắp đặt là phải làm sao gắn đèn sân khấu, máy quay, xử lý hệ thống âm thanh trước lúc diễn ra chương trình sao cho mọi thứ bắt được hình ảnh, âm thanh của nghệ sĩ.
Nếu như âm thanh mang đến cho khán giả thỏa mãn về phần nghe, thì ánh sáng và hình ảnh góp một phần thỏa mãn về phần nhìn, mang đến cái đẹp cho khán giả. Các lĩnh vực này tuy khác nhau hoàn toàn nhưng trong tổ chức sự kiện nó có gắn kết đặc biệt, hỗ trợ cho nhau.
Ảnh: Sưu tầm
Phẩm chất của một kỹ thuật viên lắp đặt hệ thống âm thanh, ánh sáng, hình ảnh:
– Nhanh nhạy và chính xác: Họ cần phải điều chỉnh thiết bị chính xác và nhanh chóng, họ cần phản ứng nhanh với những yêu cầu sự kiện đưa ra.
– Ham hiểu biết: Các thiết bị kỹ thuật luôn được cải tiến không ngừng, do đó, họ cần phải nắm bắt thông tin để luôn bắt kịp xu hướng của thị trường.
– Hiểu rõ về chuyên môn cũng như kiến thức liên quan: Tìm hiểu trước về lĩnh vực này, tìm hiểu nội dung cũng như kiến thức cơ bản về nghề.
– Khả năng tập trung: Kỹ thuật viên âm thanh, ánh sáng cần tập trung tối đa vào diễn biến trong hội trường sự kiện để có những phản xạ điều khiển kỹ thuật hợp lý, tức thời.
– Có trí tưởng tượng tốt: Sáng tạo được các phản ứng mới lạ để đạt được hiệu ứng đúng như mong đợi của người xem, khán giả,… góp phần làm nên sự thành công của sự kiện, chương trình.
Là những người hùng thầm lặng đứng sau mỗi sự kiện, bất kể thời tiết. Để đảm bảo âm thanh, ánh sáng, hình ảnh trong sự kiện được thuận lợi, khách hàng sẽ tìm đến đơn vị uy tín, lâu năm trong nghề. Và tiêu chí để các đơn vị lớn tuyển nhân sự là có tay nghề vững.
Ảnh: Sưu tầm
Có nên học nghề lắp đặt hệ thống âm thanh, ánh sáng, hình ảnh không?
Đây không phải là một câu hỏi dễ trả lời đối với mọi người. Khi đặt ra vấn đề này, mỗi người sẽ có một suy nghĩ và lo lắng riêng. Chính vì vậy rất khó để giải đáp thắc mắc.
Lời khuyên của bạn ở đây chính là nên cân nhắc giữa những tiềm năng của nghề cũng như góc khuất đằng sau nghề này mang lại. Từ đó, bạn sẽ rút ra được đáp án bản thân có nên học không.
Tiềm năng của nghề
Mọi người có thể nhận thấy, hiện nay các chương trình lớn như gameshow, Hoa hậu, phim ảnh, những phiên livestream… đang được ưa chuộng trong giờ giải lao của mọi nhà được tổ chức, dàn dựng liên tục với quy mô lớn, hoành tráng và rất công phu. Điều này yêu cầu một lượng lớn nguồn nhân lực.
Mặc dù mức lương của nghề không có sự ổn định tùy thuộc vào lượng show bạn nhận trong tháng, nhưng so với các ngành nghề khác thì mức lương hiện tại đang rất cao. Với những bạn mới ra nghề, chưa có kinh nghiệm, mức lương sẽ dao động từ 6.000.000 – 10.000.000 vnđ/tháng, cao hơn một nhân viên văn phòng mới tốt nghiệp Đại học. Tất nhiên khi đã tích lũy nhiều kinh nghiệm thì việc bạn kiếm được thu nhập gấp đôi là điều rất hiển nhiên.
Và đặc biệt là thời gian làm việc linh hoạt, không bị áp lực về thời gian hành chính, bạn tự chủ trong việc quản lý thời gian, bạn có thể làm việc cả tháng nhưng cũng có thể nghỉ ngơi một tuần, đều do sự sắp xếp công việc của mình, bạn có không gian để suy nghĩ sáng tạo và thời gian học tập nâng cao trình độ, tiếp cận được những công nghệ tiên tiến bắt kịp thời đại và đưa ra những ý tưởng mới mẻ, giúp tối ưu hóa lịch trình và công việc.
Góc khuất đằng sau của nghề
Hiện nay, ngành tổ chức sự kiện đang thay đổi không ngừng, theo hướng chuyên nghiệp hóa, áp dụng công nghệ nhiều hơn. Ngày càng có nhiều đơn vị tổ chức sự kiện nước ngoài vào Việt Nam, dẫn đến sự cạnh tranh giữa các Công ty tổ chức sự kiện trong nước và nước ngoài. Chính vì quá nhiều bạn làm việc “tay ngang” hoặc học nghề theo kiểu “truyền nghề” thì khó tranh cạnh với các đối tượng được đào tạo bài bản. Nên để xin được việc ở các Công ty lớn cũng là một thách thức. Lựa chọn một địa điểm học cũng là một khó khăn trước khi ra nghề.
Với những ai làm lâu trong ngành, chắc hẳn đều biết được nghề này cần sức khỏe tốt mới có thể bám trụ lâu được. Đôi khi với lịch trình khá dày, làm xuyên Lễ Tết, bạn dễ bị stress và kiệt sức nếu không có sức khỏe tốt. Tình trạng này cũng dễ hiểu khi các sự kiện thường diễn ra vào cuối tuần, buổi tối hoặc ngày lễ khi mọi người thường có thời gian nghỉ.
Luôn phải đối mặt với những tình huống “dở khóc dở cười” dù không mong muốn như thiết bị kỹ thuật gặp sự cố, màn hình led không sáng đèn hoặc địa điểm tổ chức gặp vấn đề. Những tình huống này cần người thợ tìm cách giải quyết vấn đề một cách linh hoạt.
Ảnh: Sưu tầm
Các khóa học nghề ngắn hạn sẽ phù hợp với những bạn muốn trau dồi kỹ năng về nghề trong thời gian ngắn hoặc bạn có điều kiện về tài chính học tập không cao, muốn học nghề nhanh. Nếu có nhu cầu học nghề lắp đặt hệ thống âm thanh, ánh sáng, hình ảnh tại khu vực miền Trung, Trường Cao đẳng Công Thương miền Trung là gợi ý cho các bạn. Học viên sẽ được trau dồi với 4 mô-đun. Đảm bảo sau khi tốt nghiệp học viên nắm được các kỹ năng: Lắp đặt, kết nối và vận hành được hệ thống âm thanh, ánh sáng, hình ảnh;…Nhanh tay đăng ký để được xếp lớp học nhé!
Thùy Uyên.