Phát triển kỹ năng nghề đặc biệt là kỹ năng nghề cho thanh niên luôn là sự quan tâm hàng đầu của từng quốc gia, của Liên hợp quốc và các cơ quan, tổ chức quốc tế khác. Chính vì vậy, năm 2014 Đại hội đồng Liên hiệp quốc nhất trí thông qua một nghị quyết về việc tuyên bố ngày 15/7 là ngày kỹ năng thanh niên thế giới (World Youth Skills Day).

       Đây là được coi là sự kiện quan trọng đánh dấu sự quan tâm cụ thể hơn nữa của toàn cầu đối với đầu tư phát triển kỹ năng cho thanh niên.

       Mục đích của sự kiện này nhằm nâng cao nhận thức và thảo luận về tầm quan trọng của giáo dục nghề nghiệp, đào tạo và phát triển các kỹ năng nghề phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội các quốc gia và toàn cầu; đồng thời sẽ góp phần giảm thất nghiệp và thiếu việc làm trong giới trẻ trên toàn thế giới.

 

   

       Năm 2024, Ngày Kỹ năng Thanh niên Thế giới (15/7), với chủ đề “Kỹ năng thanh niên vì hòa bình và phát triển” một lần nữa tiếp tục nhấn mạnh việc trang bị cho thanh niên những kỹ năng nghề và cơ hội để giúp họ chủ động gia nhập thị trường lao động, lập nghiệp và phát triển sự nghiệp… qua đó, đóng góp cho một tương lai hòa bình, thịnh vượng và phát triển bền vững.

       Tại Việt Nam, những kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy, người lao động được đào tạo, giáo dục nghề nghiệp có khả năng được tuyển dụng, thu nhập và sự hài lòng trong công việc cao hơn so với những người không được đào tạo. Hiện nay, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp luôn tập trung bồi dưỡng, đánh giá, phát triển kỹ năng nghề cho lao động trẻ theo nhu cầu doanh nghiệp; phối hợp với doanh nghiệp công nhận, tuyển dụng, sử dụng, trả tiền công, tiền lương cho học sinh, sinh viên tốt nghiệp dựa vào kỹ năng và năng lực hành nghề.

       Có thể thấy, người lao động được đào tạo và giáo dục nghề nghiệp được trang bị tốt hơn để thích ứng với các công nghệ kỹ thuật số mới, khả năng có việc làm và khả năng cạnh tranh được cải thiện, có thể đối phó với những thách thức kinh tế do đại dịch gây ra và có nhiều khả năng duy trì việc làm hơn so với những người không được đào tạo. Nhiều tổ chức quốc tế cũng cho rằng, kỹ năng nghề của người lao động sẽ là “đơn vị tiền tệ quốc tế mới” trong thị trường lao động tương lai, bởi vì nó đem lại năng lực cạnh tranh tốt hơn, năng suất lao động cao hơn.

       Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 sẽ tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục nghề nghiệp, nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cho quốc gia đang phát triển, có công nghiệp hiện đại; chủ động tham gia thị trường đào tạo nhân lực quốc tế; một số trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4, trong đó một số nghề tiếp cận trình độ các nước phát triển trong nhóm G20; góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 35-40%. Có thể thấy, hoạt động phát triển kỹ năng nghề cho thanh niên Việt Nam nhằm mục đích phát triển nhanh giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường lao động, của người dân và yêu cầu ngày càng cao về số lượng, cơ cấu, chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề cho phát triển đất nước, được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong phát triển giáo dục nghề nghiệp.

 

       

        Trường Cao đẳng Công Thương miền Trung tổ chức nhiều các hoạt động nhằm phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên (HSSV) dưới nhiều hình thức, dưới đây là một số nội dung điển hình:

  • Ngoài việc thực tập theo định kỳ Trường còn tổ chức cho cho HSSV tham quan thực tế, thực hành tại doanh nghiệp; xây dựng Sàn việc làm được nhiều các bạn HSSV và Doanh nghiệp quan tâm, tham gia;
  • Tổ chức cho HSSV thi kỹ năng nghề cấp Khoa, cấp Trường; năm 2024 HSSV Trường tham gia Kthi kỹ năng nghề cấp Tỉnh với kết quả: đạt 6 giải nhất, 4 giải nhì và 8 giải khuyến khích, chiếm 18/38 giải (6 giải nhất thuộc về nghề Hàn; nghề Lắp đặt điện; nghề Điện lạnh; nghề Điện tử, nghề Thiết kế kỹ thuật cơ khí và nghề Phay CNC;
  • Tổ chức tập huấn cho HSSV, Đoàn Thanh niên về chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số trong học tập và rèn luyện;
  • Tập huấn ứng dụng AI trong công việc chuyên môn tại các đơn vị, đặc biệt là các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh Phú Yên;
  • Tổ chức Hội thảo hướng nghiệp và giới thiệu việc làm cho con em người đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Sông Hinh năm 2024;
  • Tổ chức lớp đào tạo, bồi dưỡng ứng dụng AI trong quá trình tổ chức đào tạo và giảng dạy;
  • Tập huấn Chuyển đổi số và Trường, lớp học thông minh, năm học 2024-2025;
  • Hội thảo quốc tế “Nâng cao năng lực chuyển đổi số cho doanh nghiệp”;
  • Tổ chức nhiều lớp học cơ bản và nâng cao ứng dụng AI vào công việc, học tập và hỗ trợ truyền thông tại Trường.

 

       Bên cạnh đó Trường Cao đẳng Công Thương miền Trung luôn chú trọng đổi mới chương trình, phương thức đào tạo, gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp và thị trường lao động; ưu tiên phát triển phẩm chất, hình thành các kỹ năng cốt lõi, kỹ năng mềm, kỹ năng số, trình độ ngoại ngữ cho HSSV; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, phát triển kỹ năng nghề cho lao động trẻ theo nhu cầu doanh nghiệp.

       

       Nhà trường thực hiện đổi mới cấu trúc chương trình đào tạo từ tách biệt giữa lý thuyết và thực hành sang đào tạo theo mô đun tích hợp kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành và thái độ nghề nghiệp. Hiện nay 100% các ngành, nghề đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp của trường đều có chương trình đào tạo được xây dựng, điều chỉnh, bổ sung theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp. Thời gian đào tạo cho các nghề cao đẳng từ 2,0 – 2,5 năm học; các nghề trình độ trung cấp từ 1,5 – 2 năm học; các nghề trình độ sơ cấp từ 3 – 6 tháng tùy theo từng nghề đào tạo. Thời lượng thực hành, thực tập trong mỗi chương trình đều đạt từ 70% trở lên.

 

       Nâng cao chất lượng, kỹ năng lao động cho thanh niên luôn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

ND

 

Liên hệ
Họ & Tên
Họ & Tên
Họ
Tên