Thế giới đang thay đổi từng giờ, khái niệm “lười biếng” vốn bị coi là gốc rễ của trì trệ, giờ đây lại được nhìn nhận dưới một góc độ khác: động lực thúc đẩy đổi mới.
Lịch sử từng chứng minh, không ít phát minh vĩ đại ra đời từ chính những bộ óc “ngán ngẩm” lặp lại những công việc vô nghĩa. Thay vì cặm cụi làm đi làm lại một quy trình rườm rà, họ tự hỏi: “Tại sao không làm nó dễ hơn, nhanh hơn, tự động hơn?”. Larry Page và Sergey Brin, hai sinh viên Đại học Stanford, khởi nguồn Google từ một ý niệm rất “lười”: Họ chán việc phải mất hàng giờ lục tung thư viện để tìm tài liệu. Google ra đời, trở thành công cụ tìm kiếm mạnh nhất hành tinh, để mọi người bớt tốn công lật giở hàng ngàn trang sách. Bill Gates cũng từng thẳng thắn phát biểu: “Tôi luôn chọn người lười biếng để làm công việc khó, vì họ sẽ tìm ra cách dễ nhất để làm xong.”
Cách nhìn này đặt ra một câu hỏi quan trọng: Phải chăng, lười biếng cũng có hai loại? Một kẻ lười thụ động sẽ bị đào thải, nhưng một người “lười thông minh” sẽ thiết kế ra con đường tối ưu để tiến lên nhanh hơn.
Học – vẫn là nền tảng bất biến
Dù cách tiếp cận có khác biệt, nền tảng bất biến của mọi sự đổi mới vẫn là học. Tuy nhiên, “lười thông minh” không học bằng cách vùi đầu cả ngày bên sách vở dày cộp. Họ tìm những phương pháp học gọn gàng hơn, tập trung hơn và gắn liền thực tiễn. Ở kỷ nguyên công nghệ số, điều này càng khả thi hơn bao giờ hết. Một sinh viên giờ không nhất thiết phải chép tay hàng trang vở, họ có thể dùng ứng dụng chuyển giọng nói thành văn bản, sử dụng AI để tự động tóm tắt ghi chú, sắp xếp tài liệu. Tại Đại học Bách Khoa Hà Nội, một nhóm sinh viên đã phát triển công cụ AI để tự động ghi chú bài giảng, tiết kiệm thời gian, dành năng lượng cho nghiên cứu sáng tạo.
Học ngày nay không còn bó buộc trong bốn bức tường lớp học. Như việc một nhân viên văn phòng có thể học kỹ năng mới qua video ngắn khi di chuyển, nghe podcast chuyên ngành khi tập thể dục hay tham gia các khóa micro-learning chỉ mất 10 phút mỗi ngày. Điều đó cho thấy, việc tiếp cận nhanh hay chậm là do bản thân chúng ta lựa chọn.
AI – Bộ não mở rộng nhưng không thay thế cho bộ não con người
AI ngày nay đang mang lại một giá trị khổng lồ. Tự động hoá những gì con người từng phải làm thủ công. Nó đọc, tóm tắt, viết, sửa lỗi, gợi ý ý tưởng, thậm chí hỗ trợ ra quyết định nhanh chóng nhờ phân tích dữ liệu lớn. Nhưng AI vẫn chỉ là công cụ. Nó không thể tự định hướng câu hỏi, không thể đặt mục tiêu cho chính bạn, càng không thể thay thế tư duy phản biện, trực giác hay sự đồng cảm – những thứ làm nên giá trị con người. Nói cách khác, AI trao cho kẻ “lười thông minh” một “bộ não mở rộng” nhưng nếu bản thân người dùng không có khả năng tư duy, sáng tạo và đặt vấn đề, AI sẽ chỉ trả về những gì tầm thường nhất.
AI tồn tại để chúng ta được lười – nhưng chỉ những người biết “lười” đúng cách mới làm chủ tương lai.
Trung tâm đào tạo theo nhu cầu xã hội – MITC không giữ chân bạn ở vùng an toàn. Chúng tôi khuyến khích bạn “lười” đúng cách để bứt phá và vươn mình mạnh mẽ nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0257.350.1179; email: tsd.mitc@gmail.com hoặc tư vấn trực tiếp tại địa chỉ: Phòng 206 dãy nhà B1 Cơ sở 1 – Trường Cao đẳng Công Thương miền Trung – 261 Nguyễn Tất Thành, phường Tuy Hòa, tỉnh Đắk Lắk.
Thùy Uyên