Mỗi công việc đều có đặc thù riêng mà khi làm việc người lao động đều phải chịu các yếu tố tác động từ môi trường lao động trong đó có nhiều mối nguy hiểm đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của người lao động. Do đó, việc bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho người lao động phải được đặt lên hàng đầu. Trong khuôn khổ bài viết dưới đây, chúng tôi xin đề cập đến vấn đề trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

     Thứ nhất, căn cứ Điểm đ Khoản 1 Điều 6 Luật ATVSLĐ 2015 người sử dụng lao động không được buộc người lao động tiếp tục làm việc hoặc trở lại nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của người lao động.

    Thứ hai, căn cứ Khoản 2 Điều 12 Luật ATVSLĐ 2015:

    Nghiêm cấm người sử dụng lao động:

– Trốn đóng, chậm đóng tiền bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

– Chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

– Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

– Không chi trả chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

– Quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không đúng quy định pháp luật.

– Truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

      Thứ ba, căn cứ Khoản 7 Điều 12 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015:

– Người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại được người sử dụng lao động bồi dưỡng bằng hiện vật.

– Việc bồi dưỡng bằng hiện vật theo nguyên tắc:

   + Giúp tăng cường sức đề kháng và thải độc của cơ thể.

   + Bảo đảm thuận tiện, an toàn, vệ sinh thực phẩm.

   + Thực hiện trong ca, ngày làm việc, trừ trường hợp đặc biệt do tổ chức lao động không thể tổ chức bồi dưỡng tập trung tại chỗ.

      Thứ tư, căn cứ Khoản 1 Điều 73 Luật ATVSLĐ 2015: Cụ thể, căn cứ vào quy mô, tính chất lao động, nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, điều kiện lao động mà người sử dụng lao động phải bố trí người làm công tác y tế hoặc thành lập bộ phận y tế chịu trách nhiệm chăm sóc và quản lý sức khỏe của người lao động.

      Thứ năm, căn cứ Khoản 1 Điều 74 Luật ATVSLĐ 2015: Mỗi tổ sản xuất trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có ít nhất 01 an toàn, vệ sinh viên kiêm nhiệm trong giờ làm việc. An toàn, vệ sinh viên là người lao động trực tiếp, am hiểu chuyên môn và kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động; tự nguyện và gương mẫu trong việc chấp hành các quy định an toàn, vệ sinh lao động và được người lao động trong tổ bầu ra.

Thùy Uyên.

  • Chi tiết xin liên hệ:

✅  Trung tâm đào tạo theo nhu cầu xã hội, Trường Cao đẳng Công Thương miền Trung.

?  261 Nguyễn Tất Thành, Phường 8, Thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

☎️ 0257.350.1179

⇒ Email: tsd.mitc@gmail.com

ĐĂNG KÝ HỌC

Liên hệ
Họ & Tên
Họ & Tên
Họ
Tên