CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGẮN HẠN

SỬA CHỮA ĐIỆN VÀ ĐIỆN LẠNH Ô TÔ

 

Trình độ đào tạo: Đào tạo sơ cấp

Đối tượng tuyển sinh: Đối tượng tuyển sinh là người từ đủ 15 (mười lăm) tuổi trở lên, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học.

Thời gian thực hiện khóa học: tối thiểu 400 giờ

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề

Kết quả đạt được:

  • Sử dụng thành thạo các thiết bị và dụng cụ dùng trong nghề sửa chữa điện và điện lạnh ô tô.
  • Chuẩn bị được các dụng cụ làm việc, vật tư thay thế phù hợp với nội dung công việc bảo dưỡng, sửa chữa chuẩn bị thực hiện.
  • Thực hiện được quá trình bảo dưỡng, sửa chữa các chi tiết, cụm chi tiết của hệ thống đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo an toàn, tiết kiệm thời gian, vật tư.
  • Phòng tránh và kiểm tra được các sai hỏng thường gặp trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa.

Phương pháp, đánh giá:

Việc đánh giá kết quả học tập áp dụng theo Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Quy định về đào tạo trình độ sơ cấp.

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGẮN HẠN

SỬA CHỮA XE GẮN MÁY

 

Trình độ đào tạo: Đào tạo sơ cấp

Đối tượng tuyển sinh: Đối tượng tuyển sinh là người từ đủ 15 (mười lăm) tuổi trở lên, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học.

Thời gian thực hiện khóa học: tối thiểu 400 giờ

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề

Kết quả đạt được:

  • Sử dụng, bảo quản được dụng cụ, đồ nghề trong quá trình sửa chữa, vệ sinh sạch sẽ nơi làm việc, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
  • Sửa chữa được các hư hỏng của xe gắn máy đúng quy trình, đúng kỹ thuật đảm bảo động cơ hoạt động tốt và an toàn.
  • Biết xác định nhanh chóng các hư hỏng của các loại xe, tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục.
  • Thành thạo trong việc sửa chữa, chăm sóc, bảo dưỡng các loại xe máy.

Phương pháp, đánh giá:

Việc đánh giá kết quả học tập áp dụng theo Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Quy định về đào tạo trình độ sơ cấp.

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGẮN HẠN

SỬA CHỮA MÁY KÉO CÔNG SUẤT NHỎ

 

Trình độ đào tạo: Đào tạo sơ cấp

Đối tượng tuyển sinh: Đối tượng tuyển sinh là người từ đủ 15 (mười lăm) tuổi trở lên, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học.

Thời gian thực hiện khóa học: tối thiểu 400 giờ

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề

Kết quả đạt được:

  • Biết sử dụng an toàn và bảo quản các bộ dụng cụ tháo lắp, đo kiểm, bộ dụng cụ nguội, các thiết bị điện, các thiết bị nâng hạ, thiết bị có áp suất và nhiệt độ cao, phương tiện phòng cháy chữa cháy để đảm bảo an toàn trong quá trình sửa chữa máy kéo công suất nhỏ.
  • Biết tháo lắp và kiểm tra được các hư hỏng của các chi tiết thuộc động cơ, hệ thống điện, hệ thống truyền lực, hệ thống điều khiển và di động, hệ thống thuỷ lực và cơ cấu treo của máy kéo công suất nhỏ.
  • Sửa chữa được (gồm bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ) các hư hỏng của các chi tiết đơn giản thuộc động cơ, hệ thống điện, hệ thống truyền lực, hệ thống điều khiển và di động và cơ cấu treo của máy kéo công suất nhỏ đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
  • Thay thế được các chi tiết phức tạp, có độ chính xác cao của cơ cấu trục khuỷu, thanh truyền, cơ cấu phân phối khí, hệ thống cung cấp nhiên liệu, hệ thống làm mát, bôi trơn và hệ thống thuỷ lực của cơ cấu treo.
  • Biết sơ cấp cứu ban đầu khi xảy ra tai nạn lao động.

Phương pháp, đánh giá:

Việc đánh giá kết quả học tập áp dụng theo Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Quy định về đào tạo trình độ sơ cấp.

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGẮN HẠN

SỬA CHỮA MÁY NỔ

 

Trình độ đào tạo: Đào tạo sơ cấp

Đối tượng tuyển sinh: Đối tượng tuyển sinh là người từ đủ 15 (mười lăm) tuổi trở lên, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học.

Thời gian thực hiện khóa học: tối thiểu 400 giờ

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề

Kết quả đạt được:

  • Biết sử dụng an toàn và bảo quản các bộ dụng cụ tháo lắp, đo kiểm, bộ dụng cụ nguội, các thiết bị điện, các thiết bị nâng hạ, thiết bị có áp suất và nhiệt độ cao, phương tiện phòng cháy chữa cháy để đảm bảo an toàn trong quá trình sửa chữa máy nổ.
  • Biết tháo lắp và kiểm tra được các hư hỏng của các chi tiết thuộc cơ cấu trục khuỷu, thanh truyền; Cơ cấu phân phối khí; Hệ thống cung cấp nhiên liệu; Hệ thống làm mát, bôi trơn của máy nổ.
  • Sửa chữa được (gồm bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ) các hư hỏng của các chi tiết đơn giản thuộc cơ cấu trục khuỷu, thanh truyền; Cơ cấu phân phối khí; Hệ thống cung cấp nhiên liệu; Hệ thống làm mát, bôi trơn của máy nổ đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;
  • Thay thế được các chi tiết phức tạp, có độ chính xác cao của cơ cấu trục khuỷu, thanh truyền, cơ cấu phân phối khí, hệ thống cung cấp nhiên liệu, hệ thống làm mát, bôi trơn.
  • Biết sơ cấp cứu ban đầu khi xảy ra tai nạn lao động.

Phương pháp, đánh giá:

Việc đánh giá kết quả học tập áp dụng theo Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Quy định về đào tạo trình độ sơ cấp.

ĐĂNG KÝ HỌC

Liên hệ
Họ & Tên
Họ & Tên
Họ
Tên